Người dùng ở nhiều thị trường trên khắp thế giới hiện đã có thể bắt đầu đặt mua OnePlus 3 với giá 399 USD hoặc 399 Euro (ở châu Âu). Tiếp nối thành công của các mẫu smartphone tiền nhiệm OnePlus 2, OnePlus One và OnePlus X, mẫu điện thoại này cũng được nhà sản xuất trang bị cấu hình mạnh và nhiều tính năng ấn tượng so với mức giá tiền, kể cả vi xử lý Snapdragon 820, 64GB bộ nhớ trong và 6GB RAM.
Theo các chuyên gia, mặc dù trên thị trường hiện có nhiều smartphone sở hữu vi xử lý Snapdragon 820 cùng dung lượng lưu trữ 64GB, nhưng chúng ta rất khó tìm được một mẫu được trang bị 6GB RAM. Trong thực tế, smartphone duy nhất sở hữu 6GB RAM mà người dùng có thể mua được hiện nay là Vivo Xplay 5.
Tuy nhiên, điện thoại của hãng Vivo hiện chỉ được phát hành ở Trung Quốc, trong khi hầu hết các mẫu điện thoại flagship Android hiện nay đều chỉ được trang bị 4GB RAM. Do đó, OnePlus 3 là mẫu di động đầu tiên được phát hành toàn cầu có dung lượng RAM "khủng" đến như vậy.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, ngoài OnePlus and Vivo, Asus và ZTE cũng từng giới thiệu các smartphone có 6GB RAM, lần lượt là ZenFone 3 Deluxe và Axon 7. Song, cả 2 thiết bị này chỉ mới được chính thức ra mắt hồi tháng trước và chưa được tung ra thị trường.
Ngoài RAM "khủng", OnePlus 3 còn được trang bị pin 3.000 mAh cùng công nghệ sạc Dash, được quảng cáo là giúp máy nạp 63% dung lượng pin chỉ trong 30 phút. Mẫu smartphone này dùng 2 sim, có đầu đọc vân tay và camera chính 16MP, chống rung quang học.
Tuấn Anh(theo Phonearena)
" alt=""/>Smartphone 6GB Ram đầu tiên phổ biến ra thị trường thế giớiCó một thực tế là khoảng 4 tỷ người, tương đương một nửa dân số thế giới, chưa thể truy cập mạng Internet. Hầu hết số này đến từ các nước đang phát triển.
Những ông lớn công nghệ tìm mọi cách để mang Internet đến với họ. Từ thiết bị không người lái, khí cầu cho đến tiểu vệ tinh, thậm chí xe đạp đều được dùng để phổ cập mạng Internet đến các vùng khó khăn.
Một startup ở Philippines đã nghĩ ra cách được xem là rất khả thi cho mục tiêu biến các vùng nông thôn nước này thành một thiên đường Internet. Wi-Fi Intertactive Networks (WIN) muốn dùng tất cả các cửa hàng như một người vận chuyển Wi-Fi đến người dùng phổ thông.
Về cơ bản, WIN yêu cầu một số thương hiệu lớn bỏ chi phí cài đặt và bảo trì các điểm phát Wi-Fi tại cửa hàng, từ những cửa hàng tiện lợi cỡ nhỏ cho đến nhà hàng, quán bar, rồi cho phép người dùng truy cập Wi-Fi khi họ mua sản phẩm của thương hiệu đó.
Tất cả những gì người dùng cần làm là đăng ký quyền truy cập trên điện thoại. Cửa hàng sẽ làm nhiệm vụ chấp nhận yêu cầu đăng ký của họ. Khi đó, cửa hàng sẽ gửi mật khẩu duy nhất cho người dùng để truy cập Wi-Fi. Chẳng hạn, khi người dùng mua một dây dầu gội đầu của một thương hiệu đã hợp tác với WIN, họ sẽ nhận quyền truy cập Internet trong khoảng thời gian nhất định, thường là 30 phút. WIN sẽ kiếm tiền từ các thương hiệu.
“Đây là mô hình kinh doanh bền vững vì các thương hiệu có thể tạo ra doanh thu ngay lập tức từ nguồn tài trợ. Họ cũng có thể nắm được dữ liệu về hành vi mua hàng của người dùng”, nhà sáng lập Philip Zulueta cho hay.
WIN thử nghiệm mô hình này từ tháng 8/2015 và có khách hàng chịu trả tiền đầu tiên vào tháng 3 năm nay. Thương hiệu đó là San Miguel - hãng sản xuất bia, thực phẩm và nước giải khát lớn nhất tại Philippines.
![]() |
WIN hiện nắm giữ khoảng 41 điểm phát Wi-Fi, trong đó có 34 điểm tại thủ đô Manila, số còn lại tại một số thị trấn thuộc tỉnh lớn và đảo Luzon.
Mục tiêu họ hướng đến là các vùng nông thôn, nhưng tại đó họ gặp trở ngại bởi có những khu vực, bản thân các nhà cung cấp hạ tầng mạng chưa vươn tới được. Rất may, họ vừa nhận được khoản đầu tư trị giá 150.000 USD từ Microsoft với mục đích phát sóng Wi-Fi tới những nơi chưa từng có mạng Internet.
WIN sẽ được trợ giúp, sử dụng công nghệ “không gian trắng”, cho phép phát tín hiệu ở khoảng cách 10 km, xuyên qua tường dày thay vì sử dụng Wi-Fi thông thường với tầm xa chỉ tối đa 180m.
Philip Zulueta cho hay, startup của ông đang triển khai hơn 100 điểm phát Wi-Fi khác tại các nhà hàng, quán bar. Về mục tiêu dài hạn, ông muốn phổ cập Wi-Fi tại 10.000 điểm khác nhau. Tất nhiên, để đạt được điều này thì gọi vốn là quá trình quan trọng. Ông cho biết, Philippines không có sẵn các quỹ đầu tư mạo hiểm như ở Mỹ. Do đó, quá trình hợp tác với Microsoft mới đây có thể xem là bước ngoặt, giúp họ mở ra một cánh cửa để tiếp cận giới đầu tư.
" alt=""/>Mua dầu gội, được kết nối Wi